

Bài học cuộc sống về sự giận dữ giúp hiểu giá trị của sự im lặng
Vị Samurai nghĩ ngợi một lúc và chợt chùng lại, sau đó ông ngừng và không kéo kiếm ra nữa và nói: “Câu nói của sư phụ ngươi thật là khôn ngoan. Ta cũng từng được sư phụ dặn dò như thế nhưng không phải khi nào ta cũng nhớ và kiểm soát được sự giận dữ trong lòng mình.
Thôi được, ta sẽ không giết ngươi nhưng cho thêm 1 năm để ngươi tìm cách trả đầy đủ số nợ và lúc đó chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ không tha cho ngươi được nữa”.
![]() |
Nói xong, vị Samurai nhanh chóng quay trở về nhà khi trời đã khá muộn. Về đến nhà, ông đi rất nhẹ nhàng vì không muốn vợ ông thức giấc. Nhưng đập vào mắt ông lúc đó là hình ảnh người vợ đang nằm ngủ trên giường cùng một kẻ lạ mặt mặc bộ quần áo Samurai.
Ngay lúc đấy, sự giận dữ sôi sục trong lòng ông dâng trào, mắt ông đỏ ngầu đầy tức giận. Ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng làm gì khi đang giận dữ“.
Ông này bất ngờ khi biết rằng mẹ ông là người đang mặc bộ đồ Samurai kia. Ông tức giận hét lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết chết cả hai người rồi!”.
Người vợ lúc này mới cho hay: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào lúc chàng không ở nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng sợ, không dám lại gần”.
Vị Samurai ôn tồn đáp lại: “Thôi ông cứ cầm lấy tiền của mình đi. Cách đây 1 năm, ngươi đã trả nợ đủ cho ta rồi. Món nợ ấy đã được trả hết chỉ bằng một câu nói: Đừng làm gì khi đang giận dữ, của nhà ngươi đó!”.
Xem thêm: Lời Phật dạy về lời nói khi nóng giận: Tâm tốt nhưng miệng không tốt, phú quý nào rồi cũng tiêu tan
Chớ vội làm gì khi đang nóng giận
![]() |
Tác hại khó lường của việc tức giận
Nhiều người thậm chí còn cho rằng bộc lộ hết những gì suy nghĩ là thẳng tính nhưng nhớ rằng bộc lộ hết ra không phải thẳng tính mà chỉ cho thấy bạn không đủ khả năng kiểm soát bản thân, thường xuyên để ngoại cảnh tác động.
Một phần vì bạn cũng không biết việc tức giận sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của mình. Sự căng thẳng do giận dữ thì cơ thể sản sinh và giải phóng các kích thích tố (hoóc–môn) adrenaline và cortisol.
Những kích thích tố này khiến tim đập nhanh hơn, hơi thở dồn dập và tâm trí xáo trộn, đồng thời lượng đường có trong cơ thể cũng tiết ra nhiều hơn để làm căng các cơ và máu lưu thông mang theo nhiều hơn các yếu tố làm đông máu.
Lời nói ra như bát nước hất đi không bao giờ lấy lại được, tự mình làm mất cơ hội của bản thân, tự mình hủy hoại đi mối quan hệ của mình. Vì thế, nên im lặng khi cơn sân hận nổi lên.
Giận dữ là một trạng thái kích động mạnh của con người. Nó giống như một cơn cuồng phong đang trào lên, gầm thét dữ dội nên cũng đừng lái xe trong khi đang tức giận nguy hiểm đến bạn cũng như người khác. Lúc tức giận bạn mất kiểm soát, không tập trung và tầm nhìn của bạn bị thu hẹp.
![]() |
Nhận thức được mối nguy của việc nóng giận thì cũng là lúc bạn nên tìm cách để điều chỉnh một mức độ phù hợp và luôn luôn điềm tĩnh. Tìm lại sự tự chủ của mình để lãnh đạo bản thân trước mọi tình huống. Và đừng làm gì khi đang giận dữ để tránh gây tổn thương cho những người quanh ta và cả chính bản thân ta không phải hối hận vì những hành động đó.
Nếu cảm thấy mình không thể kiềm chế được mà dễ nói ra những lời không hay thì đứng lên đi ra ngoài, thoát ra khỏi không gian khiến bản thân ngột ngạt. Thay đổi trạng thái sẽ khiến bạn tốt hơn.
Học cách nhận diện cơn nóng giận đang tới để biết giữ im lặng, cũng không hành động bất kỳ điều gì không bản thân không vui. Đừng để tay nhanh hơn não mà đẩy mọi chuyện đi xa, có xin lỗi cũng đã quá muộn màng.
Cách để hạn chế bớt những cơn giận dữ
Có thể bạn đã nhận ra rằng tức giận là cuộc kinh doanh lỗ nhất trên đời. Thế nhưng đừng chỉ chờ tới lúc nóng giận rồi ra mới điều chỉnh tâm trạng của mình vì việc phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Vì thế, tìm cách để giảm thiểu những cơn nóng giận đến với mình cũng phần nào giúp ta tránh xa những rắc rối. Bạn có thể thử luyện tập các việc như:
– Thiền định: Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa.
– Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung, giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.
– Lời Phật dạy cho người nóng tính bạn sẽ hiểu người hay nổi giận là vì họ nuôi dưỡng những thù hằn trong lòng mình quá nhiều và quá lâu. Vì thế, hãy đừng ngại chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là bạn thân, đó có thể là bất cứ ai mà bạn nghĩ rằng họ hiểu bạn.